Săn ngay mã giảm giá mới nhất của TheKid để nhận nhiều ưu đãi hấp dẫn!

x

Bé mấy tuổi biết nói? Dấu hiệu nhận biết trẻ bị chậm nói

16/03/2023
Bé mấy tuổi biết nói? Dấu hiệu nhận biết trẻ bị chậm nói

Bé mấy tuổi biết nói là bình thường và làm sao để biết con có bị chậm nói hay không? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết tại bài viết dưới đây nhé.


Tốc độ phát triển ngôn ngữ ở mỗi trẻ là khác nhau. Tuy nhiên, khi thấy con mình chậm nói hơn các bạn cùng tuổi, bố mẹ thường rất lo lắng. Vậy trẻ mấy tuổi biết nói là bình thường và làm sao để biết con có bị chậm nói hay không? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết tại bài viết dưới đây nhé.

Bé mấy tuổi biết nói?

Trẻ bắt đầu làm quen với âm thanh ngay từ khi mới ra đời, nhiều bé còn được tiếp xúc và phản ứng với âm thanh ngay từ trong bụng mẹ. Đến tháng thứ 3 – 4, bé thực sự bắt đầu tập phát ra âm thanh. Quá trình tập nói của các bé sẽ diễn ra trong vòng 3 năm đầu đời với những thay đổi liên tục chứng minh khả năng tiếp thu và học hỏi cực nhanh của bé.

  • 0 đến 3 tháng tuổi: Lúc này, bé thường được nghe những âm thanh dỗ dành, ru ngủ của mẹ. Bé chỉ mới bắt đầu phát ra những âm thanh đầu đời, chủ yếu là nguyên âm đơn, như ahhhh.
  • 2 đến 3 tháng tuổi: Ngôn ngữ phát ra chủ yếu là tiếng khóc. Tiếng khóc biểu hiện khác nhau trong các tình huống khác nhau. Theo thời gian, bố mẹ có thể phân biệt tiếng khóc của con do đói, do khó chịu bỉm với tiếng khóc khi bé mệt mỏi.
  • 3 đến 4 tháng tuổi: Bé phát ra những âm thanh phức tạp hơn và bắt đầu bập bẹ tạo ra những âm thanh như “muh-muh” hoặc “bah-bah”.
  • 5 đến 6 tháng tuổi: Bé bắt đầu luyện tập ngữ điệu, tăng giảm âm lượng, cường độ để đáp lại lời nói và nét mặt của bạn.
  • 7 đến 12 tháng tuổi: Bé bập bẹ phát ra những âm thanh đa dạng hơn. Bé cố gắng bắt chước lời nói của bạn bằng các cụm từ như “bah-bah-h” hoặc “dee-dee-dah”.
  • Trẻ 12 tháng tuổi sẽ bắt đầu nói được những từ có nghĩa. Trẻ có khả năng bắt chước một vài từ đơn trong cụm từ mà bạn nói ra.
  • 14 tháng tuổi: Trẻ thay đổi ngữ điệu nhiều hơn và sử dụng thêm cử chỉ tay để bày tỏ lời nói được rõ ràng hơn.
  • 16 tháng tuổi: Bé nói được nhiều từ hơn, bắt đầu gọi bạn như “mẹ ơi” để thu hút sự chú ý, gật đầu và lắc đầu cho câu hỏi có – không. Bé bắt đầu phát âm các phụ âm như t, d, n, w và h.
  • 18 tháng tuổi: Bé đã có vốn từ vựng khoảng 10 – 20 từ, bao gồm tên “mẹ”, một số động từ và tính từ. Bé có khả năng nói cụm từ đơn giản “mẹ bế, ba bế…”.
  • 18 đến 24 tháng tuổi: Bé bắt đầu nói các cụm từ gồm 2 từ trở lên cho các mục đích mới lạ hơn.
  • 24 tháng: Trẻ biết 50 đến 100 từ, sử dụng các câu ngắn 2 – 3 từ và đại từ nhân xưng để giao tiếp.
  • 2 đến 3 năm: Bé có thể giao tiếp cơ bản với vốn từ 200 – 300 từ, và mở rộng cụm từ từ 3 – 6 từ.
  • 3 đến 4 năm: Trẻ thường sử dụng các từ như “tại sao”, “cái gì” và “ai”. Trẻ có thể nói những gì đã xảy ra khi bạn ra khỏi nhà.
Quá trình tập nói của các bé sẽ diễn ra trong vòng 3 năm đầu đời với những thay đổi liên tục
Quá trình tập nói của các bé sẽ diễn ra trong vòng 3 năm đầu đời với những thay đổi liên tục

 Các dấu hiệu cho thấy bé bị chậm nói và cần gặp bác sỹ

Nếu các bé gặp phải các dầu hiệu sau, bố mẹ nên cho bé đến gặp bác sỹ để kiểm tra:

  • Bé không phát ra âm thanh khi được 6 tháng tuổi.
  • Thích dùng cử chỉ hơn lời nói khi giao tiếp, gặp khó khăn khi muốn bắt chước âm thanh, hầu như không hiểu các yêu cầu đơn giản bằng lời nói ở giai đoạn 18 tháng tuổi.
  • 2 tuổi nhưng chỉ có thể bắt chước chứ không tự nói những điều mình muốn hoặc trẻ chỉ biết nói đi nói lại một vài từ, không thể làm theo những chỉ dẫn đơn giản, có giọng nói khác thường (giọng mũi, giọng rè rè…).
  • Bé có thể phát ra âm thanh như thể bé nói lắp nếu bé ở trong trạng thái phấn khích khi giao tiếp. Điều này là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài trong hơn 6 tháng, hoặc phải cố gắng khi nói, hãy gặp và nói chuyện với bác sĩ.
 Các dấu hiệu cho thấy bé bị chậm nói và cần gặp bác sỹ
Các dấu hiệu cho thấy bé bị chậm nói và cần gặp bác sỹ

Bố mẹ nên làm gì khi bé tập nói

  • Thường xuyên trò chuyện cùng bé. Điều chỉnh âm lượng vừa phải và theo dõi phản ứng của bé để nhận được sự tương tác.
  • Đọc sách, kể chuyện cho bé khi bé được 6 tháng, minh họa bằng các hành động hoặc cho bé chạm vào hình ảnh. Khuyến khích bé gọi tên những sự vật đơn giản, nếu bé chưa sẵn sàng có thể làm lại sau.
  • Khuyến khích bé chơi cùng các bạn cùng lứa để giao lưu và tăng nhu cầu được giao tiếp.
  • Sử dụng các câu từ đơn giản, gần gũi. Lập đi lập lại các từ đơn giản mà ba mẹ muốn bé nhớ.
  • Trong trường hợp trẻ chậm nói do mắc các bệnh về tâm lý như tự kỷ thì ba mẹ cần tuân thủ sự hướng dẫn của bác sĩ để kịp thời chữa trị. Có thể kể đến một số cách hỗ trợ bé chậm nói các mẹ cần làm khi ở nhà như:
  • Không cho trẻ xem ti vi quá nhiều, cần kiểm soát thời gian và chọn lọc chương trình ti vi phù hợp với thiếu nhi. Ba mẹ nên cùng xem các chương trình hoạt hình, ca nhạc với trẻ, khi xem có thể bình luận, nhận xét với trẻ để trẻ tập phản xạ ngôn ngữ.

Hi vọng bài viết trên sẽ cung cấp các thông tin hữu ích giúp bố mẹ biết trẻ mấy tuổi biết nói từ đó theo dõi quá trình phát triển ngôn ngữ của con dễ dàng hơn.

5/5 - (1 bình chọn)
Array
Array

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *