Săn ngay mã giảm giá mới nhất của TheKid để nhận nhiều ưu đãi hấp dẫn!

x

15 Cách làm đồ chơi cho trẻ mầm non đẹp và dễ nhất 2023

25/12/2023
15 Cách làm đồ chơi cho trẻ mầm non đẹp và dễ nhất 2023

Đồ chơi handmade không chỉ mang lại lợi ích giải trí mà còn giúp kích thích sự sáng tạo của trẻ. Dưới đây là 15 gợi ý về cách làm đồ chơi cho trẻ mầm non đẹp và dễ nhất 2023.

Đồ chơi là món đồ không thể thiếu của mọi đứa trẻ. Không chỉ đơn giản là đồ chơi giải trí thông thường giúp các mẹ, các bà trông con nhàn hơn. Đồ chơi còn mang lại lợi ích rất lớn trong việc kích thích sự phát triển tư duy não bộ.

Lựa chọn đồ chơi đẹp đi đôi với an toàn chắc hẳn là hai tiêu chí song hành mà mọi phụ huynh và giáo viên hướng đến. Và đồ chơi handmade là giải pháp được nhiều người lựa chọn. Hãy cùng Thekid tham khảo ngay 15 cách làm đồ chơi cho trẻ mầm non đẹp và dễ nhất 2023 dưới đây nhé!

Tự làm đồ chơi cho trẻ mầm non là xu hướng được ưa chuộng

Đồ chơi handmade là những đồ chơi được làm bằng tay mà không có sự can thiệp của công nghệ. Tự làm đồ chơi cho bé, làm đồ chơi handmade đã và đang là xu hướng được ưa chuộng hiện nay. Nó đem đến cho cả người chơi và người làm đồ chơi cảm giác mới mẻ, thú vị. Mặc dù không mang một thương hiệu nổi tiếng những đồ chơi cho trẻ mầm non vẫn được ưa chuộng bởi:

  •  Đây là những đồ chơi độc lạ, không xuất hiện ồ ạt trên thị trường.
  • Có thể tái sử dụng được những đồ dùng không sử dụng thành đồ chơi hữu ích. Đồng thời cùng góp phần bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm.
  • Ba mẹ, thầy cô có thể chủ động trong việc lựa chọn nguyên liệu làm đồ chơi an toàn, không chứa hóa chất độc hại.
  • Tăng sự sáng tạo cho bé trong việc thỏa sức thiết kế lên các món đồ chơi từ nguyên liệu có sẵn.
  • Tăng sự gắn bó, tương tác giữa bé với thầy cô, với các thành viên trong gia đình.
Làm đồ chơi handmade cho trẻ mầm non là xu hướng được yêu thích
Làm đồ chơi handmade cho trẻ mầm non là xu hướng được yêu thích

Gợi ý 15 cách làm đồ chơi cho trẻ mầm non

Có rất nhiều cách tự làm đồ chơi cho trẻ với các nguyên liệu đa dạng khác nhau. Dưới đây là 15 gợi ích làm đồ chơi cho trẻ mầm non đơn giản bạn có thể tham khảo.

Làm đất sét từ bột mì

Đất sét là nguyên liệu đồ chơi không thể thiếu của trẻ mầm non. Ngoài việc mua đất sét có sẵn ở ngoài, ba mẹ còn có thể tự tạo ngay đất sét cho con mình tại nhà bằng cách:

Nguyên liệu:

Bột mì, muối, nước phẩm màu được chế từ nghệ, lá dứa, cà rốt,…

Cách làm:

  • Bước 1: Trộn đều bột mì và nước với nhau theo tỉ lệ 2:1. Sau đó thêm nước vào hỗn hợp này một lượng phù hợp.
  • Bước 2: Nhào hỗn hợp trên tương tự như cách nhào bột cho đến khi bột không còn dính vào tay nữa.
  • Bước 3: Cán mỏng bột thành những hình thù mong muốn khác nhau.
  • Bước 4: Mang đồ đi nướng trong khoảng 30 phút ở nhiệt độ 100 độ C. Nếu không có lò nướng có thể mang ra phơi nắng cho đến khi khô là được.

Bảng chữ cái handmade

Bảng chữ cái và bảng số đếm là những kiến thức cơ bản được học ở lớp mầm. Thay bằng việc dạy trên các bảng dạy chữ, số đếm truyền thống được in sẵn thì ba mẹ hoặc thầy cô có thể tự làm bảng chữ cái, bảng số đếm bằng nắp chai nhựa. Học mà chơi, chơi mà học, sự thay đổi này sẽ khiến các bé học tập một cách thích thú hơn.

Nguyên liệu:

Nắp chai nhựa, Bìa carton cứng hoặc bảng gỗ, bút dạ và keo dán.

Cách làm:

  • Bước 1: Viết các chữ cái, chữ số cách đều lên bìa carton hoặc bảng. Để khoảng cách giữa các chữ cái hay con số ít nhất bằng đường kính của 1 nắp chai.
  • Bước 2: Viết lại những chữ cái, con số đã viết ở bước 1 lên các nắp chai nhựa.
  • Bước 3: Học cùng con bảng cách đọc chữ cái muốn bé nhận biết được trên nắp chai và đặt vào đúng vị trí trên bìa carton hay bảng.

Món đồ chơi tự làm cho trẻ mầm non này không chỉ giúp rèn luyện tư duy mà còn tăng khả năng phản xạ cho bé.

Bảng chữ cái handmade ngộ nghĩnh vừa học vừa chơi
Bảng chữ cái handmade ngộ nghĩnh vừa học vừa chơi

Đồ chơi xếp hình bằng que kem gỗ

Đồ chơi xếp hình bằng que giúp bé nhận biết màu sắc, rèn luyện tư duy logic, phản xạ.

Nguyên liệu:

Khoảng 10-15 que kem gỗ, giấy có vẽ sẵn hình ảnh con vật bé yêu thích, keo dán, kéo hoặc dao rọc giấy.

Cách làm:

  • Bước 1: Xếp những que kem gỗ đã chuẩn bị sát lại gần nhau.
  • Bước 2: Dán giấy có vẽ sẵn hình ảnh con vật bé yêu thích lên. Nếu được, bạn cũng có thể tự vẽ lên các que kem gỗ đó bằng bút màu.
  • Bước 3: Dùng kéo hoặc dao rọc giấy cắt phần giấy dán dọc theo từng que kem gỗ để tách chúng ra.
  • Bước 4: Đảo lộn các que gỗ lên và cho bé xếp lại sao cho được hình ảnh ban đầu.

Đồ chơi Montessori

Đồ chơi giáo dục Montessori hầu hết được làm từ vật liệu gỗ rất được khuyến khích sử dụng. Đồ chơi Montessori có khả năng kích thích được tất cả các giác quan của trẻ. Ba mẹ có thể tự  làm món đồ chơi này ngay tại nhà bằng cách:

Nguyên liệu:

Gỗ mỏng hoặc bìa carton; vải hoặc giấy màu đa dạng, kéo, bút viết, keo dán nếu dùng giấy hoặc súng bắn keo với các nguyên liệu khác.

Cách làm:

  •  Bước 1: Cắt gỗ mỏng hoặc bìa carton thành những dạng hình học khác nhau. Mỗi một hình sẽ chuẩn bị 2 miếng giống nhau.
  • Bước 2: Cắt các miếng vải hoặc giấy màu chuẩn bị thành các hình giống với bước 1.
  • Bước 3: Dán tất cả các hình đã cắt bằng vải/giấy màu lên miếng gỗ hoặc bìa carton để có bộ đồ chơi Montessori.
  • Bước 4: Cùng chơi với con bằng việc chọn 1 hình bất kỳ và đố bé tìm được hình giống như vậy trong số các hình còn lại.

Làm khuôn mặt cảm xúc đáng yêu

Khác với những đồ chơi tư duy tự làm trên thì những khuôn mặt đa cảm xúc tập trung vào phát triển cảm xúc cho trẻ nhiều hơn. Mọi người có thể thấu hiểu cảm xúc của bé nhiều hơn qua trò chơi này.

Nguyên liệu:

Bìa cát-tông, các loại giấy nhiều màu sắc, kéo, keo dán.

Cách làm:

  • Bước 1: Cắt bìa cát-tông thành các hình tròn có cùng hoặc các kích thước khác nhau.
  • Bước 2: Cắt giấy màu thành các hình tròn bằng với kích thước của các hình tròn bìa cát-tông. Sau đó dán cố định vào bìa cát-tông.
  • Bước 3: Vẽ hoặc cắt dán các bộ phận trên gương mặt với nhiều biểu cảm khác nhau.
  • Bước 4: Biểu đạt các cảm xúc để bé nhận biết và dơ ra gương mặt cảm xúc đã làm phù hợp.

Làm vòng ném

Đây là món đồ chơi tự làm rất đơn giản, dễ làm, dễ chơi. Đồ chơi né vòng rất phù hợp với những bé thích vận động nhiều.

Nguyên liệu:

Đĩa giấy; bút màu hoặc sơn màu an toàn, kéo, 1 chai nhựa, đá.

Cách làm:

  • Bước 1: Khoét tròn phần giữa các đĩa giấy để chiếc đĩa có thể dễ dàng xuyên qua các trụ đứng.
  • Bước 2: Vẽ, tô màu trang trí lên các vòng giấy theo sở thích, sự sáng tạo của bé.
  • Bước 3: Vệ sinh sạch số đã chuẩn bị, phơi khô rồi cho vào chai nhựa để tạo động đứng tốt.
  • Bước 4: Để chai nhựa có đựng đá làm trụ cùng bé chơi ném vòng vào trụ.

Làm quả bóng cho trẻ mầm non

Bóng là đồ chơi quen thuộc, có cả ở nhà và lớp học của bé. Ngoài việc mua sẵn bóng nhựa bên ngoài, bạn có thể làm bóng vải cho bé sử dụng vừa đơn giản, vừa an toàn.

Nguyên liệu:

Vải mềm hoặc quần áo không còn sử dụng, bông gòn, kim chỉ, kéo.

Cách làm:

  • Bước 1: Cắt vải thành 2 hình tròn bằng nhau với kích thước tùy ý. Bạn có thể điều chỉnh sao cho phù hợp với khả năng cầm nắm của bé.
  • Bước 2: Khâu 2 miếng vải này lại với nhau, chừa lại 1 phần để có thể nhé bông vào bên trong.
  • Bước 3: Nhét bông gòn vào bên trong cho đến khi quả bóng căng tròn. Nếu không có bông gòn, bạn có thể sử dụng số vải thừa không dùng đến nhét vào. Tuy nhiên hãy lưu ý chọn những miếng vải mềm để đảm bảo an toàn cho bé khi chơi nhé!
  • Bước 4: Sau khi nhét đầy lõi quản bóng, khâu kín quả bóng lại. Để thêm phần sinh động và cuốn hút, bạn có thể gắn thêm chuông nhỏ tạo ra âm thanh hoặc một số hình sticker ngộ nghĩnh.
Làm quả bóng vải làm đồ chơi cho trẻ mầm non đơn giản, nhanh chóng
Làm quả bóng vải làm đồ chơi cho trẻ mầm non đơn giản, nhanh chóng

Làm các con vật từ giấy

Các đồ chơi tự làm cho trẻ mầm non từ giấy thường được ứng dụng nhiều. Bé có thể thỏa sức sáng tạo trang trí rất nhiều con vật với hình thù ngộ nghĩnh được làm từ giấy.

Nguyên liệu:

Đĩa giấy hoặc bìa carton, giấy thủ công nhiều màu sắc, keo dán, kéo, bút vẽ.

Cách làm:

  • Bước 1: Phác họa hình dáng con vật lên bìa carton rồi cắt theo hình dáng đã vẽ.
  • Bước 2: Cắt giấy thủ công theo hình dáng con vật đã cắt. Sau đó cắt tiếp các bộ phận để dán lên trang trí. Cũng có thể sử dụng bút màu vẽ để tạo ra nhiều màu sắc bắt mắt.

Làm khinh khí cầu

Bạn có thể làm 1 chiếc khinh khí cầu cực đáng yêu cho bé chỉ bằng những chiếc vỏ thạch không còn dùng đến.

Nguyên liệu:

Vỏ thạch, một miếng vải, chỉ, giấy thủ công, kéo, keo dán.

Cách làm:

  • Bước 1: Đục 4 lỗ nhỏ trên miệng vỏ thạch. Sau đó nối 4 sợi chỉ có kích thước bằng nhau vào 4 vị trí đó để làm móc giỏ.
  • Bước 2: Cắt miếng vải thành hình vuông, cắt 4 lỗ ở 4 góc hình vuông đó để tạo thân giỏ. Buộc 4 đầu còn lại của sợi chỉ vào 4 góc miếng vải.
  • Bước 3: Trang trí vỏ thạch bằng giấy thủ công nhiều màu sắc đã chuẩn bị.

Làm đồng đồng hồ cho trẻ mầm non

Đây là gợi ý làm đồ chơi cho trẻ mầm non rất hữu ích tiếp theo bạn không nên bỏ qua.

Nguyên liệu:

12 nắp chai nhựa, bìa carton cứng tròn hoặc bảng gỗ tròn, bút màu trắng, keo dán.

Cách làm:

  • Bước 1: Viết bút trắng từ 1 đến 12 lên các nắp chai.
  • Bước 2: Dùng keo gắn các nắp chai lên bìa carton hoặc bảng gỗ tròn đã chuẩn bị. Vị trí gắn các số giống với vị trí các số trên đồng hồ.
  •  Bước 3: Vẽ và cắt kim giờ và kim phút bằng bìa carton cứng. Dùng bút đánh dấu điểm trung tâm của hình tròn.
  •  Bước 4: Gắn kim giờ và kim phút vào vị trí trung tâm đã đánh dấu để hoàn thiện chiếc đồng hồ.

Làm hộp đựng bút từ chai nhựa

Làm hộp bút từ chai nhựa vừa tạo ra đồ dùng hữu ích, vừa giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của bé ngay từ nhỏ.

Nguyên liệu:

Chai nhựa không còn sử dụng, kéo, bút vẽ, vải, màu sơn, keo.

Cách làm:

  • Bước 1: Cắt bỏ phần miệng chai nhựa, giữ lại phần đáy chai có chiều dài phù hợp để đựng được các loại bút.
  • Bước 2: Gấp miếng vải thành hình chữ nhật dài bao quanh phần miệng chai mới cắt. Dùng keo để dán cố định lại để tránh phần miệng chậu có thể làm bé bị xước tay khi sử dụng.
  • Bước 3: Sử dụng bút vẽ, màu sơn trang trí vỏ chai xung quanh. Như vậy là bé đã có ngay 1 chiếc hộp bút để bàn xinh xắn, ngăn nắp rồi.

Làm chú rắn đầy màu sắc

Không chỉ các bạn nhỏ, ngay cả người lớn cũng rất nhiều người sợ những loài động vật bò sát. Tuy nhiên, với cách làm chú rắn dễ thương dưới đây thì nỗi sợ ấy chẳng còn tồn tại.

Nguyên liệu:

Nắp chai nhựa, sơn màu hoặc bút màu, dây dù, kéo dính, tô vít, giấy màu.

Cách làm:

  • Bước 1: Hơ nóng tô vít rồi đục lỗ ở phần chính giữa các nắp chai.
  • Bước 2: Úp 2 miệng chai vào với nhau và cố định bằng keo. Sau đó dùng bút vẽ mắt để làm đầu rắn.
  • Bước 3: Luồn dây qua nắp chai làm đầu chú rắn trước. Tiếp đến nối các nắp chai còn lại để làm thân rắn. Các nắp chai ở phần thân cùng chiều.
  • Bước 4: Cắt lưỡi chú rắn bằng giấy màu rồi dán vào phần nắp chai đầu.
  • Bước 5: Dùng sơn màu hoặc bút màu tô điểm cho chú rắn.

Làm thuyền buồm

Một món đồ chơi khác dành cho trẻ mầm non mà cô giáo hoặc phụ huynh có thể thử sức làm cùng con là thuyền buồm. Các nguyên liệu cấu tạo nên cũng vẫn gần gũi, dễ kiếm.

Nguyên liệu:

Chai nhựa dạng dẹt, 1 tấm xốp, dây thun, 1 chiếc que và giấy màu.

Cách làm:

  • Bước 1: Cắt giấy màu thành hình tam giác rồi gắn keo vào chiếc que để làm cánh buồm.
  •  Bước 2: Cắm cánh buồm vào miếng xốp rồi dùng dây chun cố định miếng xốp vào thân chai. Như vậy bạn đã có ngay 1 chiếc thuyền cho bé chơi khi đi tắm rồi.

Làm tên lửa

Đây là món đồ chơi rất được các bé trai thích thú. Không hề phức tạp, cũng không hề đắt đỏ, ba mẹ có thể làm tên lửa cho bé bằng cách cực đơn giản dưới đây:

Nguyên liệu:

2 Chai nhựa loại to 1,8 – 2 lít, màu nước, vải màu đỏ, keo nến, kéo.

Cách làm:

  • Bước 1: Gắn hai thân chai nhựa lại với nhau theo chiều dọc.
  • Bước 2: Sơn màu xung quanh thân chai theo màu sắc yêu thích của bé.
  • Bước 3: Cắt vải đỏ thành các hình ngọn lửa.
  • Bước 5: Gắn cố định các miếng vải đỏ hình ngọn lửa vừa cắt vào miệng chai.

Làm heo tiết kiệm tiền

Làm một đồ vật, đa lợi ích: Giải trí, sáng tạo, giáo dục tính tiết kiệm. Làm heo nhựa đựng tiền là món đồ chơi handmade rất đáng để bạn thử.

Nguyên liệu:

1 chiếc chai nhựa to, 4 chiếc nắp chai nhựa, màu sơn theo sở thích, cọ vẽ, dao cắt, keo nến.

Cách làm:

  • Bước 1: Dùng cọ vẽ mắt và đuôi cho chú heo.
  • Bước 2: Gắn 4 nắp chai nhựa vào thân chai tạo thành 4 chiếc chân chú heo.
  • Bước 3: Sơn màu thân heo theo màu sở thích.
  • Bước 4: Cắt 1 ô nhỏ hình chữ nhật trên thân để có thể đút tiền vào.

Trên đây là gợi ý về 15 cách làm đồ chơi cho trẻ mầm non. Hy vọng rằng bài biết đã giúp bạn có thêm nhiều ý tưởng sáng tạo và đa dạng thêm danh sách đồ chơi cùng con làm và trải nghiệm!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *