Săn ngay mã giảm giá mới nhất của TheKid để nhận nhiều ưu đãi hấp dẫn!

x

Tháp dinh dưỡng cho trẻ theo từng độ tuổi bố mẹ nên biết

16/03/2023
Tháp dinh dưỡng cho trẻ theo từng độ tuổi bố mẹ nên biết

Nắm được tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 6 tháng tuổi đến 11 tuổi sẽ giúp cha mẹ xây dựng thực đơn cho con phù hợp với tốc độ phát triển thể chất và não bộ, giúp con phát triển toàn diện.

Vậy tháp dinh dưỡng là gì? Tháp dinh dưỡng cụ thể theo từng lứa tuổi như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết tại bài viết dưới đây nhé.

Tháp dinh dưỡng là gì?

Tháp dinh dưỡng là một mô hình ăn uống được xây dựng theo hình kim tự tháp. Trong đó, những thông tin được cung cấp sẽ là các thành phần cũng như số lượng đồ ăn thức uống bé nên tiêu thụ trong 1 tháng. Hay nói cách khác, đây chính là tiêu chuẩn của mức tiêu thụ dinh dưỡng được phân theo các nhóm thực phẩm.

Các giai đoạn tháp dinh dưỡng

Tháp dinh dưỡng cho trẻ dưới 1 tuổi

Khi bước sang mốc 6 tháng tuổi, các bé đã có thể bắt đầu thực hiện chế độ ăn dặm. Việc lựa chọn thực phẩm và lên thực đơn dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm ở tháng thứ 6 là vô cùng quan trọng để giúp bé phát triển tốt về thể chất và trí não.

Tháp dinh dưỡng cho trẻ dưới 1 tuổi cụ thể như sau:

  • Nước ≥ 120 ml.
  • Sữa mẹ – sữa công 470 – 920 ml, sữa bò : 120ml, 20 – 25g phô mai.
  • Tinh bột nên cho bé ăn lượng tinh bột từ 60 -120g 1 ngày.
  • Nhóm rau củ quả giàu vitamin, chất xơ Nên cho bé ăn khoảng 300g rau củ quả 1 ngày.
  • Nhóm chất đạm Bé từ 6 – 8 tháng tuổi khi ăn dặm cần được cung cấp khoảng 18 g đạm/ngày.
  • Với bé giai đoạn từ 9 – 11 tháng cần 20g đạm/ ngày.
  • Nhóm chất béo khoảng 10ml là tốt nhất.
  • Muối – đường: Không nên cho.
Tháp dinh dưỡng cho trẻ dưới 1 tuổi
Tháp dinh dưỡng cho trẻ dưới 1 tuổi

Tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 1-3 tuổi

Trong giai đoạn từ 1-3 tuổi, bé vẫn chưa thể tự ăn uống một mình mà vẫn cần người hỗ trợ, giám sát trong bữa ăn. Trong độ tuổi này, bố mẹ nên chia cho bé ăn 3-4 bữa chính và cần cung cấp đủ cho bé 4 nhóm chất chính gồm:

  • Tinh bột (phở, bún, gạo, đỗ…).
  • Đạm ăn cả cái (cá, thịt, trứng, tôm, cua…). Không khuyến khích cho ăn nước hầm, ninh.
  • Chất béo (mỡ động vật, dầu ăn).
  • Vitamin và khoáng chất (rau xanh, hoa quả cắt hoặc xay, nghiền).

Tháp dinh dưỡng cho trẻ 1-3 tuổi cụ thể như sau:

  • Sữa: Khoảng 400-500 ml sữa/ ngày.
  • Nước:   ≥ 120 ml.
  • Tinh bột Nên cho bé ăn lượng tinh bột từ 60 -120g 1 ngày. Trẻ dưới 2 tuổi cần khoảng 85 gram ngũ cốc/ ngày. Trong khi đó, bé từ 3 tuổi cần 113 – 140 gram ngũ cốc/ ngày.
  • Nhóm rau củ quả giàu vitamin, chất xơ Nên cho bé ăn khoảng 300g rau củ 1 ngày. Và 220gr trái cây.
  • Nhóm chất đạm 35-44g/ ngày.
  • Nhóm chất béo 20-40g dầu mỡ/ ngày.
  • Không nên cho muối.
  • Khoáng chất 500 – 600mg/ngày. Tỷ lệ tốt nhất giữa canxi/ photpho = 1/1,5-1/1,8.
  • Sắt :  7-8 mg/ngày.
  • Kẽm : 8-10mg/ngày.
  • Vitamin: Vitamin A 400-450 mcg/ngày, Vitamin D 400UI/ngày, Vitamin C: 30mg/ngày.

Tháp dinh dưỡng 3-5 tuổi

Ở độ tuổi 3 – 5 tuổi bé cần khoảng 1.300 cal mỗi ngày. Đây là giai đoạn bé đi học mẫu giáo và chủ yếu ăn ở trường mầm non, bạn nên tìm hiểu xem liệu khẩu phần ăn của trẻ ở trường có đảm bảo dinh dưỡng và đa dạng hay không? Từ đó kết hợp bổ sung cho trẻ vào buổi tối và những ngày nghỉ cuối tuần để cho trẻ một chế độ ăn cân bằng, đa dạng.

Tháp dinh dưỡng ở độ tuổi 3-5 quy định như sau:

  • Chỉ nên dùng dưới 3g muối và dưới 3g đường.
  • Cung cấp 30-40g chất béo mỗi ngày để hỗ trợ tim và các chức năng của não. Bạn hãy chọn các loại chất béo không bão hòa đa như dầu ô liu, dầu hạt cải hoặc dầu hướng dương khi chế biến thức ăn cho bé.
  • Đảm bảo rằng trong khẩu phần ăn hàng ngày của bé luôn đầy đủ 120 – 160g thịt, 140 – 160g hải sản, 2 – 3 quả trứng /1 tuần để đáp ứng sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, cá hồi, cá trích ít nhất 2 lần/tuần.
  • Khoảng 500ml sữa và các chế phẩm từ sữa.
  • Uống từ 1-1,3 lít nước.
  • Nên cho bé ăn khoảng 300g rau củ, 220g trái cây.
  • Khoáng chất 500 – 600mg/ngày, 7-8 mg/ngày sắt, 8-10mg/ngày kẽm.
  • Vitamin A: 400-450 mcg/ngày, Vitamin D 400UI/ngày, Vitamin C: 30mg/ngày.

Ngoài chế độ dinh dưỡng cân bằng, bổ dưỡng, bạn hãy khuyến khích con vận động. Trẻ ở độ tuổi này cần được vận động thoải mái trong khoảng một giờ mỗi ngày để phát triển toàn diện về thể chất lẫn tinh thần.

Tháp dinh dưỡng 3-5 tuổi theo viện dinh dưỡng Quốc gia
Tháp dinh dưỡng 3-5 tuổi theo viện dinh dưỡng Quốc gia

Tháp dinh dưỡng 6-11 tuổi

Mô hình tháp dinh dưỡng viện dinh dưỡng quốc gia cho lứa tuổi học sinh từ 6-11 tuổi từ phần dưới đáy lên cao dần như sau:

Sữa và các chế phẩm từ sữa:

  • Trẻ 6 tuổi : 400 – 500ml.
  • Trẻ 7 – 9 tuổi : 400 – 500ml.
  • Trẻ 10 – 11 tuổi : 500 – 600ml.

Nước: 300 – 1500 ml.

Tinh bột:

  • Trẻ 6 tuổi : 200 – 230g.
  • Trẻ 7 – 9 tuổi : 200 – 270g.
  • Trẻ 10 – 11 tuổi : 230 – 320g.

Nhóm rau củ quả giàu vitamin, chất xơ: Nên cho bé ăn khoảng 300g rau củ 1 ngày. Và 220gr trái cây
Nhóm chất đạm:

  • Trẻ 6 tuổi : 32 – 33g.
  • Trẻ 7 – 9 tuổi : 32 – 40g.
  • Trẻ 10 – 11 tuổi : 48 – 50g.

Nhóm chất béo:

  • Trẻ 6 tuổi: 32 – 52g.
  • Trẻ 7 – 9 tuổi : 32 – 61g.
  • Trẻ 10 – 11 tuổi : 44 – 72g.

Muối – đường: Tối đa muối 3g, 10g đường.
Khoáng chất 500 – 600mg/ngày:

  • Tỷ lệ tốt nhất giữa canxi/ photpho = 1/1,5-1/1,8.
  • Sắt :  7-8 mg/ngày.
  • Kẽm : 8-10mg/ngày.

Vitamin:

  • Vitamin A: 400-450 mcg/ngày.
  • Vitamin D 400UI/ngày.
  • Vitamin C: 30mg/ngày.
Tháp dinh dưỡng 6-11 tuổi theo viện dinh dưỡng Quốc gia
Tháp dinh dưỡng 6-11 tuổi theo viện dinh dưỡng Quốc gia

Nguyên tắc chăm sóc trẻ theo tháp dinh dưỡng

Khi xây dựng chế độ ăn hàng ngày cho trẻ, cha mẹ nên thực hiện theo các nguyên tắc sau:

  • Quan trọng nhất là đa dạng hóa nguồn thực phẩm, không nên chỉ tập trung vào một số loại nhất định.
  • Tránh cho trẻ ăn nhiều các món đồ ăn nhanh, đồ chiên rán, bánh kẹo, nước ngọt vì dễ gây “nghiện”.
  • Tùy vào độ tuổi để phân bổ nhóm thực phẩm, lượng thức ăn sao cho phù hợp với trẻ.
  • Với trẻ dưới 3 tuổi, nên cho trẻ tập ăn từ những thức ăn dạng lỏng, lượng ít tới dạng đặc, lượng nhiều dần và dần cho bé làm quen với những loại thực phẩm mới.
  • Nên sử dụng lượng dầu mỡ vừa đủ, chỉ dùng đủ lượng để có thể hòa tan các vitamin tan trong dầu mỡ.
  • Nên cho trẻ ăn cá, thịt, tôm…nguyên cái, không nên chỉ cho trẻ ăn nước ninh, hầm.
  • Khuyến khích trẻ ăn nhiều hơn, hứng thú với bữa ăn bằng cách trang trí món thật đẹp mắt, sáng tạo và hương vị hấp dẫn.
  • Lựa chọn thực phẩm an toàn, vệ sinh, đảm bảo chất lượng và luôn rửa tay trước khi chế biến thức ăn cho trẻ.
  • Nếu nhận thấy các dấu hiệu biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,…bố mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. 

Trên đây là những thông tin về tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 0 -11 tuổi, bố mẹ hãy tham khảo để xây dựng cho con thực đơn lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng giúp con phát triển toàn diện nhé.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *