Dạy con, Sức khỏe cho bé
Trẻ 2 tuổi biết làm gì? Lưu ý khi chăm sóc trẻ 2 tuổi?
Ở giai đoạn này, trẻ 2 tuổi biết làm gì? Bé có khả năng suy nghĩ và hành động như thế nào? Bố mẹ hãy cùng tìm hiểu tại bài viết dưới đây để có thể hỗ trợ con phát triển tốt nhất nhé.
Thời điểm 24 tháng tuổi là một mốc thời gian quan trọng với bé. Vậy ở giai đoạn này, trẻ 2 tuổi biết làm gì? Bé có khả năng suy nghĩ và hành động như thế nào? Bố mẹ hãy cùng tìm hiểu tại bài viết dưới đây để có thể hỗ trợ con phát triển tốt nhất nhé.
Nội dung
Trẻ 2 tuổi biết làm gì?
Các chỉ số chiều cao, cân nặng của bé 2 tuổi
Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các chỉ số cân nặng, chiều cao trung bình ở trẻ 24 tháng như sau:
- Bé gái cao 86,4cm và nặng 11,5kg.
- Bé trai cao 87,1cm và nặng 12,2kg.
Trong giai đoạn từ 24-36 tháng, trẻ có thể tăng thêm 4kg và cao thêm khoảng 8cm. Tuy nhiên, các chỉ số này chỉ mang tính tương đối và có thể khác nhau đôi chút ở các bé, tùy thuộc vào gen di chuyển, môi trường sống, chế độ chăm sóc…
Thể chất và vận động
Khi 2 tuổi, bé sẽ tự điều khiển cơ thể mình một cách thành thạo hơn, đồng thời biết phối hợp tay chân với nhau như: Vừa đi vừa kéo đồ chơi, mang theo đồ chơi kích thước to hoặc nhiều đồ chơi trong khi đang đi…
Bé 2 tuổi cũng có thể bắt đầu biết chạy, kiễng chân hoặc dùng chân đá bóng. Trèo lên và xuống các đồ nội thất trong nhà không cần trợ giúp, hay nắm giữ thành cầu thang khi đi lên và xuống để không bị té là những điều bé dễ dàng thực hiện được.
Ngoài ra, ở giai đoạn này, sự phát triển về thể chất và vận động của các bé còn có được thể hiện qua các hành động như:
- Cầm bút vẽ một cách tự nhiên.
- Xoay nắp các chai, lọ để đổ những thứ bên trong ra.
- Xây dựng tháp từ bốn khối trở lên.
- Có thể dùng một tay nhiều hơn tay kia.
Ngôn ngữ
Bé 2 tuổi có thể nói được nhiều từ đơn và một số cụm từ đơn giản như:”mẹ đâu rồi”, “yêu bố mẹ”… Bé cũng có thể lặp lại những từ ngữ nghe được trong các cuộc trò chuyện.
Nhận thức
Về khả năng nhận thức, bé có thể nhận diện tên của mọi người, các vật thể và các bộ phận trên cơ thể, bắt chước và làm theo một số việc đơn giản nếu có người hướng dẫn. Bé biết chỉ các đồ vật hoặc tranh ảnh khi nghe tên gọi của chúng;
Bé còn có thể tìm đồ vật ngay cả khi bị phủ dưới nhiều lớp đồ khác, bắt đầu biết sắp xếp theo hình dạng và màu sắc và bắt đầu biết giả bộ.
Ở giai đoạn này, bé sẽ ngày càng nhận thức được bản thân mình khác với những người khác, ngày càng thích chơi đùa cùng các trẻ em khác.
Cảm xúc
Nếu như trẻ 1 tuổi chỉ có thể diễn đạt cảm xúc của mình thông qua tiếng khóc và nụ cười thì bước sang 2 tuổi, bé sẽ có sự phát triển vượt bậc.
Cụ thể, bé thể hiện cảm xúc rõ ràng và đa dạng hơn với vui, buồn, cáu, giận và phản ứng lại, nhất là khi cùng chơi cùng với những trẻ khác
Bé có thể tự quyết định hành động của mình ví dụ như bố mẹ dặn không được ném đồ nhưng bé vẫn tiếp tục làm, thể hiện sự thách thức.
Các bé ở độ tuổi này thường ích kỷ và không thích chia sẻ. Bố mẹ rất khó để nắm bắt được tâm trạng của bé do lúc thì bé vui vẻ, hòa đồng, lúc thì bé giận dỗi, buồn bã.
Những lưu ý khi chăm sóc trẻ 2 tuổi
Bé 2 tuổi bắt đầu hiếu động và nghịch ngợm, vì thế, bố mẹ cần để ý và trông chừng bé sát sao. Để đảm bảo an toàn cho bé, bố mẹ lưu ý những điều sau đây:
- Không được để bé ở gần khu vực nước sâu như ao, hồ, sông, bể nước,…
- Không để bé ở gần khu vực thang máy.
- Cho bé ngồi khi ăn chứ không vừa ăn vừa chạy nhảy, đồng thời nhai kỹ thức ăn để tránh bị nghẹn.
- Thường xuyên kiểm tra đồ chơi vận động để tránh các sự cố hỏng hóc, làm bé té ngã.
- Luôn khó tủ và cửa để tránh việc bé đóng mở bị kẹt tay hoặc va đập.
- Cất hết các đồ vật nhỏ ra khỏi tầm tay của bé để tránh bé cho vào miệng và nuốt phải (pin, cúc áo, thuốc, hóa chất,…).
- Khi bé vẽ hoặc tô màu, mẹ ngồi bên cạnh và nhắc bé không được cho bút hoặc sáp màu vào miệng, tránh trường hợp bé bị ngộ độc.
- Để đồ nóng tránh xa bé.
Dấu hiệu trẻ 2 tuổi cần gặp bác sỹ
Nếu bé 2 tuổi có các dấu hiệu sau đây, bố mẹ cần đưa con đến gặp bác sỹ để được chuẩn đoán và hỗ trợ kịp thời:
- Chưa thể đi được.
- Không phát triển gót chân sau vài tháng đi bộ hoặc chỉ đi trên ngón chân.
- Không nói được ít nhất mười lăm.
- Không nói được câu hai từ.
- Không thể nhận biết chức năng của các đồ vật trong gia đình ( như bàn chải, điện thoại, chuông, nĩa, thìa…).
- Không bắt chước hành động hay lời nói.
- Không thể làm theo các hướng dẫn đơn giản.
- Không biết cách đẩy một đồ chơi.
Trên đây là những thông tin giúp các bậc cha mẹ hiểu rõ trẻ 2 tuổi biết làm gì từ đó có những phương pháp và cách chăm sóc phù hợp, giúp bé phát triển toàn diện.
Blog Liên Quan
Trẻ 1 tuổi biết làm gì? Làm sao để trẻ 1 tuổi phát triển toàn diện
Trẻ 7 tháng tuổi biết làm gì? Cách nuôi dạy trẻ 7 tháng tuổi phát triển toàn diện
Trẻ 8 tháng tuổi biết làm gì? Sự phát triển vượt bậc của bé 8 tháng
Trẻ 14 tháng biết làm gì? Lưu ý khi chăm sóc trẻ 14 tháng tuổi?
Trẻ 10 tháng biết làm gì? Lưu ý khi chăm sóc trẻ 10 tháng tuổi
Trẻ 11 tháng biết làm gì? Bố mẹ đã biết rõ chưa?
Blog Liên Quan