Săn ngay mã giảm giá mới nhất của TheKid để nhận nhiều ưu đãi hấp dẫn!

x

Bé 16 tháng biết làm gì? Lưu ý khi chăm sóc bé 16 tháng tuổi?

16/03/2023
Bé 16 tháng biết làm gì? Lưu ý khi chăm sóc bé 16 tháng tuổi?

Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để nắm rõ bé 16 tháng tuổi biết làm gì để tù đó theo sát và có sự can thiệp đúng lúc và đúng cách giúp con phát triển tốt nhất nhé.


Ở các giai đoạn khác nhau, trẻ sẽ có sự phát triển và tâm lý khác nhau khiến bố mẹ luôn trong trạng thái lo lắng. Vậy bé 16 tháng tuổi biết làm gì, có sự phát triển và thay đổi thế nào?

Các bậc phụ huynh hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để nắm rõ bé 16 tháng tuổi biết làm gì để tù đó theo sát và có sự can thiệp đúng lúc và đúng cách giúp con phát triển tốt nhất nhé.

Trẻ 16 tháng tuổi biết làm gì?

Cân nặng và chiều cao bé 16 tháng tuổi

Tốc độ tăng trưởng của bé 16 tháng tuổi sẽ không nhanh như năm đầu tiên nữa. Theo WHO – tổ chức y tế thế giới, cân nặng và chiều cao tiêu chuẩn của bé 16 tháng tuổi không giống nhau nhưng thường sẽ dao động trong khoảng từ 8,5kg đến 12,9kg. Chiều cao trung bình ở bé gái là 78,5cm và ở bé trai là 80cm.

Tuy nhiên, các con số trên chỉ mang tính chất tham khảo, nếu bé chưa đạt được cân nặng và chiều cao như trên thì bố mẹ cũng đừng quá lo lắng nhé.

Thể chất và vận động

Sự phát triển thể chất của trẻ 16 tháng tuổi sẽ có thay đổi rõ rệt thông qua các kỹ năng vận động. Tùy từng cơ địa mà các bé có thể đi thông thạo hoặc biết chạy những bước ngắn. Ngoài ra, kỹ năng vận động tĩnh ở trẻ đã được nâng lên một tầm cao mới, đủ để giúp bé thực hiện được những hành động phức tạp như: cởi tất, cầm muỗng hoặc vẽ nguệch ngoạc bằng bút chì màu.

Ngoài ra, sự phát triển về thể chất và vận động còn được thể hiện rõ qua các hành động như sau:

  • Trèo lên các đồ vật, có thể tự mình leo ra khỏi cũi.
  • Tự đi một mình hoặc ít nhất có thể vịn vào đồ vật và bước đi.
  • Có thể đi lùi và đi theo vòng tròn.
  • Có thể cố gắng đá vào một quả bóng dù độ chính xác không cao.
  • Có khả năng chạy.
  • Bò lên cầu thang, có thể đi lên cầu thang nếu được giúp đỡ.
  • Cố ý khi thả vật dụng ra khỏi tay, nhất là vào thời điểm gần 18 tháng tuổi.
  • Sử dụng muỗng hoặc nĩa.
  • Tự cởi quần áo ra; giơ thẳng tay chân lúc mặc quần áo.
  • Biết lật các trang sách.
  • Có thể vẽ nguệch ngoạc.
  • Có khả năng ném các vật lên cao.
  • Cách chăm sóc thể chất phù hợp cho trẻ 16 tháng tuổi.
Bé có thể bò lên cầu thang
Bé có thể bò lên cầu thang

Cảm xúc

Các biểu hiện cảm xúc thể hiện tâm lý thường gặp ở trẻ 16 tháng tuổi bao gồm:

  • Dễ cảm thấy thất vọng.
  • Hay tỏ ra lo lắng khi không thấy người thân bên cạnh.
  • Dễ khóc khi gặp người lạ.
  • Có thể đặc biệt yêu thích một chiếc chăn hoặc một món đồ chơi.
  • Biểu lộ sự yêu thích với một số người hoặc đồ vật.
  • Hiểu rõ hơn rằng bản thân và mẹ là hai cá thể riêng biệt với những điều sở thích, cảm xúc và suy nghĩ khác nhau.
  • Có thể nói “không” hoặc lắc đầu để biểu lộ sự phản kháng.
  • Có thể biểu lộ sự cảm thông (ví dụ như vỗ vào vai mẹ khi thấy mẹ không vui).
  • Thích chơi ở gần những đứa trẻ khác hơn là trực tiếp chơi cùng nhau (chơi song hành).

Nhận thức

Giai đoạn 16 đến 18 tháng tuổi, sự phát triển nhận thức của bé sẽ chuyển từ việc sao chép hành động sang chơi tượng trưng. Ví dụ, bé có thể tự lấy điện thoại để thực hiện cuộc gọi giả vờ sử dụng các khối hoặc thìa làm điện thoại để gọi điện.

Điều này có nghĩa, trí tưởng tượng của bé đã trở nên phong phú hơn, có sức mạnh của tâm trí để tưởng tượng những điều mà không hề có thật tại thời điểm đó và chơi theo trí tưởng tượng của mình.

Mặc dù vậy, sự tập trung của bé vẫn còn rất ngắn. Thông thường, trẻ chỉ có thể tập trung trong một vài phút tại 1 thời điểm và dễ bị phân tâm. Chính vì thế, bố mẹ đừng cố bắt con tập trung, ngồi tại chỗ không làm gì vì bé chưa phát triển đến mức độ này. Thay vào đó, hãy chơi và làm mọi thứ cùng với bé và đừng lo lắng bởi mọi thứ đang dẩn được hoàn thiện.

Bé có thể tự lấy điện thoại để thực hiện cuộc gọi giả vờ
Bé có thể tự lấy điện thoại để thực hiện cuộc gọi giả vờ

Lưu ý khi chăm sóc trẻ 16 tháng tuổi

Không cần ép buộc trẻ chơi những trò bé không thích, hãy để trẻ được vui chơi và khám phá theo ý thích

Hầu hết trẻ không học được cách chia sẻ cho đến lúc 3 tuổi. Bởi vậy, nếu như trẻ yêu không sẵn sàng cho những mối quan hệ và giao tiếp xã hội trong giai đoạn 16 tháng tuổi thì mẹ không cần phải quá lo lắng.

Ngoài ra, bố mẹ nên làm quen với hình ảnh trẻ ném, kéo, đập phá, cho vào miệng, lục tung, xếp thành đống rồi đạp đổ những món đồ chơi và đừng vội ngăn cản, hãy cho trẻ tự chơi theo ý thích.

Đánh thức khiếu hài hước của trẻ

Khiếu hài hước của trẻ cũng đang dần được định hình trong giai đoạn 16 tháng tuổi. Vì thế, bố mẹ nên dành thời gian để làm trò chọc cười trẻ để con cảm nhận sự quan tâm và thoải mái hơn.

Giữ bình tĩnh khi trẻ quấy khóc

Trẻ 16 tháng tuổi chưa thực sự kiểm soát được cảm xúc nên có thể khóc nhè hoặc thậm chí giận dỗi và ăn vạ khi mọi chuyện không theo đúng ý của mình. Điều bố mẹ cần làm đó là hãy giữ bình tĩnh, cho trẻ sinh hoạt theo thời gian biểu thường lệ và đánh lạc hướng của bé bằng cách chọc cười hoặc làm phân tâm để giúp trẻ mau chóng quên đi cơn giận ấy.

Với những kiến thức trên đây, hi vọng bố mẹ đã biết trẻ 16 tháng tuổi biết làm gì và sẽ có cái nhìn tổng quan về sự thay đổi thể chất và tâm lý ở trẻ cũng như cách chăm sóc phù hợp để trẻ phát triển tốt nhất.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *