Săn ngay mã giảm giá mới nhất của TheKid để nhận nhiều ưu đãi hấp dẫn!

x

Trẻ 15 tháng tuổi biết làm gì? Cách chăm sóc trẻ 15 tháng tuổi?

16/03/2023
Trẻ 15 tháng tuổi biết làm gì? Cách chăm sóc trẻ 15 tháng tuổi?

Bài viết dưới đây sẽ giúp bố mẹ nắm bắt được trẻ 15 tháng tuổi biết làm gì để từ đó biết cách chăm con tốt hơn, giúp con phát triển toàn diện.


Trẻ nhỏ ở mỗi thời kỳ sẽ phát triển về vận động và trí tuệ khác nhau. Chính vì thế, rất nhiều bậc cha mẹ quan tâm trẻ 15 tháng biết làm gì để theo dõi quá trình phát triển của bé, từ đó biết cách chăm con tốt hơn.

Trẻ 15 tháng tuổi biết làm gì?

Thể chất và vận động

Về thể chất, cân nặng của bé 15 tháng tuổi đạt chuẩn sẽ rơi vào khoảng từ 9,5 cho đến 10,8kg và chiểu cao là 77.5cm đối với bé gái và 79.5cm đối với bé trai.

So với giai đoạn 13 tháng tuổi, bé 15 tháng tuổi sẽ có những kỹ năng vượt bậc. Bé có thể đứng lâu hơn, đi lại một cách vững vàng hơn và còn có thể đứng lên ngồi xuống một cách thuần thục. Khoảng thời gian này bé rất dễ bị thu hút bởi các đồ vật, lối đi, thích lục lọi và ưa khám phá tất cả ngóc ngách trong nhà.

Bé trở nên dạn dĩ hơn và thích chạy nhảy, leo trèo, nghịch ngợm những thứ bé chưa thấy bao giờ. Bé còn có thể tự lấy đồ chơi, đồ vật bằng tay, nắm chúng trong tay một cách chắc chắn.

Bé 15 tháng tuổi trở nên dạn dĩ hơn và thích chạy nhảy
Bé 15 tháng tuổi trở nên dạn dĩ hơn và thích chạy nhảy

Ngôn ngữ

Khi bé được 15 tháng tuổi, các bé đã có thể nói một số từ đơn giản như: bà, mẹ, ba, papa…Tuy nhiên lúc này, bé chỉ mới làm quen với việc sử dụng từ ngữ, cho nên rất nhiều bé sẽ chọn ra dấu hiệu để mẹ hiểu mong muốn của bé là gì thay vì nói. Ban đầu, bố mẹ sẽ lúng túng với những dấu hiệu của bé, nhưng nếu chăm sóc và ở cạnh bé thường xuyên, bố mẹ sẽ hiểu ý bé nhanh và chính xác hơn.

Nhận thức

Do sự phát triển của não bộ, bé được 15 tháng tuổi đã có thể nhận thức và phát huy trí tưởng tượng phong phú. Trẻ đã có khả năng ghi nhớ và nhận ra các đồ vật với các hình dạng khác nhau. Không những thế, bé còn có khả năng chỉ tay nhận biết đồ vật hoặc lấy giúp mẹ các đồ vật mẹ yêu cầu. Ví dụ như khi con muốn uống nước, con sẽ chỉ vào bình nước, khi bé muốn lấy món đồ chơi yêu thích, bé sẽ chỉ cho mẹ nếu món đồ cất quá cao.

Trẻ ở độ tuổi này còn có thể nhanh chóng nhận biết được các bộ phận trên cơ thể, các con vật, các loại quả…nếu được bố mẹ chỉ dẫn. Cha mẹ nên thường xuyên trò chuyện và chỉ cho bé biết, từ đó trẻ sẽ nhanh chóng ghi nhớ được.

Bé 15 tháng đã biết bắt chước và làm theo một số hoạt động của người lớn như: hoan hô, tạm biệt, cầm điện thoại để lên tai nghe, bật điều khiển tivi…

Cảm xúc

Bắt đầu từ thời điểm 15 tháng cho đến khi 2 tuổi, bé sẽ có khả năng giao tiếp với mọi người xung quanh, biết phân biệt người quen và người lạ. Trong thời gian này, bé phát triển tự lập và hình thành tính cách cá nhân một cách rõ ràng nhất nên sẽ trở nên ngang bướng và không nghe lời người lớn.

Trẻ bắt đầu biết mỉm cười với người quen thuộc và thể thể hiện được tình cảm với cha mẹ, ông bà, anh chị như; ôm, hôn,… Điều này cho thấy, trẻ bắt đầu có nhận thức và phân biệt được tình cảm rõ ràng.

Trẻ bắt đầu biết mỉm cười với người quen thuộc
Trẻ bắt đầu biết mỉm cười với người quen thuộc

Lưu ý khi chăm sóc bé 15 tháng tuổi

Khi chăm sóc bé 15 tháng tuổi, bố mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Bố mẹ cần trông nom bé sát sao, không nên lơ là, rời mắt khỏi bé dù chỉ trong chốc lát. Vì chỉ trong khoảnh khắc ấy, có thể bé đã nghịch những đồ vật nguy hiểm, gây ra hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng con.
  • Vì trẻ 15 tháng tuổi rất hiếu đông nên để đảm bảo an toàn cho bé, mẹ nên cất hết các đồ vật nguy hiểm ra khỏi tầm mắt của trẻ như phích nước, dao kéo… và bịt kín các ổ điện khi không sử dụng.
  • Bé được 15 tháng tuổi sẽ có khả năng học nói và hiểu những yêu cầu của mẹ rất nhanh chính vì vậy, bố mẹ cần chơi với con thường xuyên để khám phá việc bé 15 tháng tuổi biết làm gì?

Với các thông tin kể trên, hi vọng các bậc bố mẹ đã biết được trẻ 15 tháng biết làm gì? Từ đó, bố mẹ có thể áp dụng một số phương pháp dạy cho trẻ thêm nhiều điều thú vị xung quanh bé, giúp trẻ phát triển toàn diện, thông minh, nhanh nhẹn hơn.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *